Thất tịch là gì? Hot Trend ăn chè đậu đỏ Lễ Thất Tịch

Thất tịch là gì?➡️ Ngày thất tịch có gì? 🏆 ✅ Hôm nay SanGia VN sẽ cùng giải đáp thắc mắc này cho các bạn. Cùng đọc phần bài viết bên dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Ngày thất tịch là ngày gì?


Ngày lễ thất tịch là ngày lễ tình yêu của văn hóa cổ, nó xuất thân từ các nước Đông Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cụ thể ở Trung Quốc Thất Tịch gắn liền với câu chuyện truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ một năm gặp nhau một lần tại cầu Ô Thước.Lễ Thất tịch với tên gọi khác là  Lễ hội Trùng Thất Lễ thất tịch diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. 

Người Trung Quốc đón lễ thất tịch như một nét văn hóa, họ mặc áo những chiếc truyền thống thả hoa đăng và cầu mong tình duyên, cầu tình yêu bền chặt thắm thiết. Một số nơi họ đoán ngày lễ giống như ngày valentine của phương Tây.

Ngày thất tịch là ngày gì



Lễ hội Thất Tịch ở Hàn Quốc


Tại Hàn Quốc, Thất Tịch là gì? thất tịch với tên gọi khác là Chilseok, nhầm vào ngày ngôi sao Chức Nữ gặp sao Ngưu Lang , Chilseok tổ chức ngày 7/7 dương lịch.

Chilseok tại Hàn Quốc là một trong những ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất ở Hàn Quốc, Chuseok theo truyền thống là thời gian mà các gia đình quây quần bên nhau để cảm ơn tổ tiên của họ cho một vụ mùa bội thu. Ngày nay, người Hàn Quốc tiếp tục truyền thống của quá khứ mỗi mùa thu bằng cách trở về quê hương để tổ chức lễ kỷ niệm với gia đình bằng cách thưởng thức các bữa ăn theo mùa, chơi trò chơi và tôn trọng tổ tiên.

Lễ hội Thất Tịch ở Hàn Quốc

Lễ Thất tịch ở Nhật Bản 


Ở Nhật Bản lễ thất tịch gọi là Tanabata, được du nhập từ Trung Quốc từ Thời kỳ Nara năm 755 và phát triển rộng rãi vào thời Edo. Ngày lễ được tổ chức vào ngày 7/7 dương lịch, lễ kỉ niệm ngày gặp gỡ Orihime (Chức Cơ) và Hikoboshi (Ngạn Tinh)

Thất Tịch tại Nhật Bản sẽ có các lễ hội pháo hoa, trang trí nhiều hình bằng giấy, lễ hội này mọi người có thẻ trao nhau những lời chúc tốt đẹp, may mắn. 

Các câu cầu khấn được viết lên các mảnh giấy đầy màu sắc được gọi là Tanzaku với hy vọng sẽ khéo léo hơn trong việc may vá, viết chữ, những vụ mùa bội thu từ các Orihime và Hikoboshi, sau đó được treo lên các cây trúc trước nhà. 

Ngoài ra lứa đôi tới tuổi cập kê cũng treo những mảnh giấy Tanzaku trước nhà với lời cầu khấn sẽ gặp được ý trung nhân của mình.


Lễ Thất tịch ở Nhật Bản

 

Lễ thất tịch ở Việt Nam xuất hiện khi nào?


Ngày lễ Thất tịch xưa đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời rồi không phải du nhập từ Trung Quốc. Thất tịch gắn liền với câu chuyện về ông Ngâu - bà Ngâu tồn tại để giải thích về hiện tượng mưa ngâu vào tháng 7 Âm lịch. Cũng từ truyện này mà người ta bắt đầu kiêng cưới hỏi vào tháng 7 vì sợ giống như hai ông bà, cầu ông bà Ngâu sự khéo tay đối với nữ, sức khỏe đối với nam và hơn hết là cầu tình duyên. 

Vào ngày 7 tháng 7 âm lịch trước năm 1860, diễn ra ngày lễ thất tịch còn được gọi là tết tiểu xảo, hoặc lễ thù du. Trong dân gian, tết tiểu xảo là tết nữ công gia chánh của phụ nữ, con gái. Buổi đêm sẽ bày bánh trái trước trăng để cầu con gái sẽ đủ tài nội trợ, nhân duyên đẹp. 

Những ngày này, trai gái đến chùa làm lễ Thất Tịch, cầu tình duyên, cầu cho những điều tốt đẹp nhất đến với tình yêu đôi lứa. 

Những người lận đận đường tình thì đến để cầu sự suôn sẻ, mong tìm được ý trung nhân thật sự.

Những đôi trai gái đến được với nhau thì đi cầu cho tình yêu thêm bền chặt, gắn bó. Đặc biệt ở chùa xưa cứ vào 7/7 con gái đến đây cầu rất đông.

Lễ thất tịch ở Việt Nam xuất hiện khi nào

Tập tục ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch

 

Ngày nay lễ Thất tịch cổ của Người Việt Nam dần bị lãng quên, và nhờ mạng xã hội Facebook mà ngày Thất Tịch được nhắc lại từ đó mọi người quan tâm nhiều đặc biệt trong cộng đồng trẻ.

Ngày nay cứ vào ngày thất tịch trai gái kéo nhau đi mua chè đậu đỏ ăn. Ăn chè đậu đỏ cũng là một phương thức tâm linh với hy vọng tình yêu đôi lứa bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân. 


Tập tục ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch

Năm 2019 vừa qua vào ngày Thất Tịch các tiệm chè dường như cháy hàng với món chè đậu đỏ, nhiều cửa hàng nấu không kịp để cung cấp cho người dùng. 

Chè đậu đỏ ngày nay gắn với ngày Thất Tịch phải chăng ngày nay người độc thân ngày càng nhiều và người ta lười đi tìm tình yêu..

Ngược lại, vào ngày này nếu muốn kết thúc mối tình với người yêu thì hãy ăn chè đậu đen.


Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch ở đâu?


Với khát vọng thoát ế, nhiều thanh niên, thiếu nữ FA quyết tìm ăn cho bằng được món chè đậu đỏ vào ngày thất tịch, bất chấp tình trạng cháy hàng, quán xá đông nghẹt không có chỗ ngồi.

Bạn có thể lưu ngay lại những nơi có bán chè Đậu đỏ ngon nhất tại TPHCM, để nếu chỗ này hết, sẽ có ngay chỗ khác thay thế nhé:

► Quán chè Chị Đẹp - Bình Thạnh: Địa chỉ 514 Phạn Văn Đồng, P13, Bình Thạnh. Quán phục vụ từ 2h chiều - 12h đêm. Ngoài món chè đậu đỏ quán còn phục vụ nhiều món tủ rất ngon như chè Thập Cẩm, Chè Thái, chè Khúc Bạch, Kem Bơ, các loại Sinh tố...


Menu quán Chè Chị Đẹp - Bình Thạnh
Ảnh: Menu quán Chè Chị Đẹp - Bình Thạnh

► Quán chè Kỳ Đồng: Gần nhà thờ Kỳ đồng, 16C Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Có hơn 20 loại chè khác nhau và các món ăn vặt, quán không quá đông mà khách ra vô đều nên rất phù hợp để đến ăn tại quán.

► Chè mâm Khánh Vy

► Quán chè ma – Trần Hưng Đạo

► Quán chè chảnh – Nguyễn Phi Khanh


► Và nhiều quán chè ngon khác. 

► 
Ngoài ra, bạn có thể đặt chè online, sẽ có người giao tận nơi để bạn có thể ăn tại nhà hoặc văn phòng làm việc cùng với bạn bè của mình.
Cách để đặt chè online khá đơn giản: Mở ứng dụng Grab, Goviet, BeaMin, Now..., tìm món chè đậu đỏ hoặc những quán ngon nổi tiếng mà bạn muốn, đặt hàng và thoát ế thôi nào. Ad thường ăn chè thập cẩm tại Quán Chè Chị đẹp, khá ngon và lạ miệng. Đậu đỏ cũng là một nguyên liệu chính của món chè thập cẩm, thơm ngon tuyệt vời.

Quán chè chị đẹp trên ứng dụng Grab
Ảnh: Quán chè chị đẹp trên ứng dụng Grab

Bạn đã không còn là người tối cổ khi đã biêt Thất tịch là gì? Làm gì trong ngày thất tịch để thất ế? Biết được những quán chè đậu đỏ ngon để thoát kiếp FA... Chúc bạn sớm tìm được cho mình một người yêu lý tưởng.


Thông tin liên hệ
Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN
► Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM
► Điện thoại: 0915 039 109 (Zalo)
► Email: Sales@Sangia.vn
► Website: https://www.sangia.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống Profile các Website liên kết - Mxh social của Quà tặng SanGia VN (P2)

Hệ thống Profile các Website liên kết - Mxh của Quà tặng SanGia VN (P4)

#3 loại Gối Kê Cổ được ưa chuộng nhất 2020 | SanGia VN