Men gốm sứ là gì? Các loại men gốm Bát Tràng nổi bật
Cùng tìm hiểm về ➡️ Thành phần của Men Gốm Sứ 🏆✅ và Theo dòng lịch sử khám phá Những loại men gốm nổi bật nhất làm nên tên tuổi của Gốm Sứ Bát Tràng ✅ nhé!
Men gốm sứ là gì?
Men gốm là một lớp cực mỏng được tráng ở lớp ngoài của xương gốm sau khi đã được tạo hình và có chiều dày từ 0,15–0,4 mm. Nó được xem là lớp thuỷ tinh giúp cho bề mặt của các sản phẩm gốm sứ trở nên nhẵn bóng và có giá trị thẩm mỹ hơn.
Men gốm tuy bản chất là thủy tinh nhưng lại có thành phần hỗn hợp tạo nên nó không giống với thuỷ tinh với những chất Li2O, Na2O, K2O, PbO, B2O3, CaO, ZnO, MgO, Al2O3, Fe2O3, SiO2...
Men gốm tuy bản chất là thủy tinh nhưng lại có thành phần hỗn hợp tạo nên nó không giống với thuỷ tinh với những chất Li2O, Na2O, K2O, PbO, B2O3, CaO, ZnO, MgO, Al2O3, Fe2O3, SiO2...
Những yêu cầu cần thiết nhất của men gốm:
►Tạo được một hỗn hợp chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ mong muốn.
►Thành phần hóa của men phải gần giống thành phần hóa của xương gốm
►Hệ số giãn nở nhiệt của men và gốm tráng men phải phù hợp nhau.
►Thành phần hóa của men phải gần giống thành phần hóa của xương gốm
►Hệ số giãn nở nhiệt của men và gốm tráng men phải phù hợp nhau.
Các loại men gốm Bát Tràng
Men gốm bát tràng gồm có 5 dòng đặc trưng tương ứng với mỗi thời kì phát triển và cũng tạo nên những sản phẩm mang nét đẹp riêng biệt. Cùng tìm hiểu về quá trình phát triển của 5 dòng men gốm này nhé!
Gốm men ngọc thời Lý
Gốm Men Ngọc được hình thành và phát triển trong suốt từ thế kỉ 14 cho đến thế kỉ 19. Cộng hưởng với ưu điểm của 2 loại men ngà và nâu, chúng tạo ra một loại gốm sứ sở hữu một hình thái vô cùng riêng biệt và độc đáo cho gốm Bát Tràng trong suốt 2 thế kỉ 16 và 17.
Men ngọc dùng để tô lên những bông hoa, hình rồng, dùng để vẽ mây, lên những cột dọc của long đình. Thêm nữa, nó còn dùng cho các mảng trang trí nổi tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô cùng đặc sắc.
Ảnh: Sự kết hợp của men ngọc và men nâu
Gốm men rạn Bát Tràng
Đây là một loại men gốm vô cùng độc đáo và tạo nên một nét riêng cho Gốm Bát Tràng và nó được xác nhận là loại men độc nhất của các lò gố Bát Tràng ở thế kỉ 16 tới đầu thế kỉ 20. Nó được tạo ra bởi chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men.
Men rạn có mằu sắc ngà xám độc đáo với các vết rạn phân bố không theo bất kì một quy luật nào chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác nhỏ và có đường chỉ rạn màu đen. Men rạn thường được dùng để sản xuất nhiều loại đồ gốm vào thế kỉ 18, 19 như chân nến trúc hoá long; ấm có nắp, đài thờ các nắp, cặp tượng nghê.
Men lam
Đây là loại men được sử dụng sớm nhất trên men gốm Bát Tràng từ thế kỉ 14. Men lam được tạo ra từ sự kết hợp giữa men gốm và Oxit cobalt. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm, xanh đen. Người thợ Bát Tràng sử dụng men lam để vẽ những tác phẩm nghệ thuật, những hoa trang trí nổi vô cùng độc đáo và đẹp mắt lên sản phẩm. Những chiếc bát, lọ, chân đèn gốm với những lối vẽ vô cùng tự do và phóng khoáng, chủ yếu là vẽ phong cảnh, hoa dây lá hay vẽ rồng.
Ở thế kỉ 16, Những sản phẩm Gốm Men lam thường được trang trí bằng hình rồng nổi, cánh sen, hoa dây. Mãi cho đến thế kỉ 18 là thời kì đỉnh cao của men rạn. Men lam bắt đầu trở thành một trợ lực vô cùng hoàn hảo giúp cho những sản phẩm men rạn càng thêm hoàn mỹ hơn với những nét vẽ phong cảnh sơn thủy, nhà cửa, lâu đài, nhân vật,... màu lam trên chân đèn, lư hương, chóe bày, bình hoa,...
Ảnh: Sự kết hợp hoàn mỹ giữa men rạn và men lam
Men nâu
Men nâu là loại men được sử dụng đầu tiên trên gốm Bát Tràng. Vào thế kỉ 14, 15, men nâu được dùng để vẽ những sản phẩm chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa…trên nền men trắng. Cho đến thế kỉ 16,17 xuất hiện các loại men ngọc, men ngà thì men nâu mới có cơ hội kết hợp với chúng tạo nên những sản phẩm gốm sứ có màu sắc cực kì độc đáo.
Thế kỉ 19, men nâu dùng làm nền cho các trang trí trên nền men trắng tạo ra những sản phẩm như bình, lọ với những chủ đề Ngư ông đắc lợi, tùng hạc, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá hải… Với nhữung sự kết hợp độc đáo của các màu men, Gốm Bát Tràng hình thành nên một loại màu sắc vô cùng đặc biệt được gọi là màu da lươn, sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay.
Men trắng
Men trắng được hình thành từ thế kỉ 16 và cho đến thế kỉ 19, men trắng được sử dụng vô cùng phổ biến tạo nên những sản phẩm như bình, lọ, lư hương, tượng tròn.
Men trắng thường khi bị nung ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang màu ngà, nhiều trường hợp thì hình thành nên màu sữa, đục, màu trắng xám. Được đầu tư vô cùng bài bản về kiểu sáng và trang trí, cho đến hiện tại, gốm sứ men trắng được xem là mọt trong những sản phẩm được yêu thích nhất và tạo nên tiếng tăm cho gốm Bát Tràng thẳng đến ngày nay.
Qua bài viết này, SanGia VN hy vọng có thể cung cấp đến cho bạn những thông tin bổ ích và đáng giá về Men Gốm và các loại men gốm taọh nên tên tuổi của Gốm Bát Tràng. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và thành công trong công việc!
Xem toàn bộ bài viết tại: https://www.sangia.vn/tin-tuc/qua-tang/men-gom-su-bat-trang-3328.html
Thông tin liên hệ
Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN
► Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM
► Điện thoại: 0915 039 109 (Zalo)
► Email: Sales@Sangia.vn
► Website: https://www.sangia.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét